Đặt cọc và hoàn cọc là 2 khái niệm cơ bản thường thấy trong các giao dịch bán hàng thông dụng. Tuy được sử dụng rộng rãi như vậy nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ về thủ tục hoàn cọc là sao? Quy định hoàn cọc như thế nào? Đó là lý do mà hôm nay, New Real Estate sẽ cung cấp những thông tin quan trọng để giúp các bạn trả lời được câu hỏi này.

Hoàn cọc là sao
Hoàn cọc là sao?

Tìm hiểu thủ tục hoàn cọc là sao?

Nhằm để đảm bảo hợp đồng được thực hiện thì trong các giao dịch dân sự diễn ra hàng ngày, các bên giao dịch thường sẽ yêu cầu đặt cọc. Đặt cọc thường là những khoản tiền có giá trị hoặc tài sản hợp pháp của bên yêu cầu giao dịch và phải được bên nhận cọc đồng ý.

Số tiền đặt cọc này chính là vật tín để đảm bảo giao dịch được diễn ra đúng thời hạn. Đồng thời sẽ được hoàn trả lại cho bên đặt cọc hoặc có thể trừ trực tiếp vào giá trị của món hàng trong hợp đồng khi kết thúc.

Nhưng không phải trường hợp nào sau khi đặt cọc thì giao dịch sẽ được diễn ra suôn sẻ. Mà nếu gặp phải một số vấn đề theo quy định, tiền cọc sẽ được hoàn trả lại cho chủ nhân.

Vậy hoàn cọc là sao? Hiểu một cách đơn giản thì thủ tục hoàn cọc chính là quá trình người nhận tiền đặt cọc, trả lại số tiền mình đã nhận cho bên đặt cọc do không tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc giao dịch dân sự nữa.

Hoàn cọc là sao trong mua bán và chuyển nhượng?

Quy định của Luật pháp nước Việt Nam về thủ tục hoàn cọc như thế nào?

Để hoạt động giao dịch, mua bán diễn ra thuận lợi thì bên cạnh việc hiểu hoàn cọc là sao thì chúng ta còn phải nắm được những quy định về hoàn cọc là gì trong văn bản của Pháp luật Việt Nam.

Theo đó, luật pháp nước ta đã xây dựng riêng một điều khoản quy định về quá trình đặt và hoàn cọc. Trong khoản 2, Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định cụ thể như sau:

+ Nếu giao dịch, hợp đồng được thực hiện theo thỏa thuận của các bên thì tài sản đặt cọc sẽ được hoàn trả lại cho bên đặt cọc hoặc là trừ vào phần tài sản mà phía bên đặt cọc đã nhận trong quá trình giao dịch.

+ Trong trường hợp bên đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có thể thương lượng với bên nhận đặt cọc để được hoàn trả lại tiền đặt cọc và chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận được thì tiền đặt cọc sẽ không được hoàn trả và số tiền cọc này sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc.

+ Trong trường hợp phía bên nhận đặt cọc không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc có lỗi trong giao dịch thì có thể thỏa thuận với bên đặt cọc để hoàn trả lại tài sản đặt cọc và chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, nếu không thỏa thuận được thì người nhận đặt cọc phải có nghĩa vụ bồi thường cho người đặt cọc một khoản tiền tương đương với số tiền đặt cọc. Trường hợp này thường được gọi là phạt đặt cọc.

+ Trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do chủ thể của hợp đồng không còn, chủ thể tham gia bị chết, pháp nhân chấm dứt hoạt động, hợp đồng bị vô hiệu do các bên tham gia vi phạm pháp luật thì cả hai bên sẽ hủy hợp đồng và trả lại tài sản đặt cọc cho nhau.

Hoàn cọc là sao
Muốn được hoàn lại tiền cọc là phải làm sao?

Vi phạm gì trong hợp đồng đặt cọc thì phải hoàn trả cọc nếu không sẽ bị phạt?

Tiếp theo, chúng ta hãy theo dõi một số quy định về mức phạt hoàn trả cọc có liên quan đến thực hiện hợp đồng.

Trong trường hợp bên đặt cọc (bên mua) không thực hiện đúng nghĩa vụ

Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên đặt cọc từ chối thực hiện thỏa thuận, giao dịch, không thực hiện theo đúng nghĩa vụ thì toàn bộ tài sản cọc sẽ thuộc về bên nhận cọc (trừ trường hợp cả 2 bên đã có thỏa thuận trước).

Về cơ bản, việc đặt cọc chính là cơ sở nhằm đảm bảo cho giao kết hợp đồng. Vì vậy, dù cho bên mua từ chối thì bên bán cũng sẽ không phải chịu thiệt hại.

Trong trường hợp bên nhận cọc muốn bán giá cao hơn cho bên thứ 3

Có rất nhiều trường hợp người mua sau khi đã nhận cọc vẫn không thể nhận về kết quả như ý muốn do bên bán muốn bán lại cho bên thứ 3 với mức giá cao hơn. Trong trường hợp này, bên bán (bên nhận cọc) sẽ phải chịu mức phạt cọc.

Theo quy định, nếu bên nhận cọc từ chối giao kết hay không thực hiện hợp đồng thì tài sản cọc sẽ được trao trả hoàn toàn cho người đặt cọc (trừ trường hợp 2 bên đã có những thỏa thuận khác trước đó.

Hoàn cọc là sao
Ý nghĩa của việc đặt cọc và được hoàn cọc là sao?

Mức phạt khi vi phạm hợp đồng bao nhiêu?

Trong vào từng trường hợp và căn cứ vào tính chất vi phạm, mức phạt hoàn cọc sẽ được quy định khác nhau. Cụ thể:

Trong trường hợp bên đặt cọc (bên mua) vi phạm hợp đồng

Theo quy định trong bộ Luật Việt Nam hiện nay, các bên được phép thỏa thuận với nhau về mức phạt (phạt cọc) nếu từ chối thực hiện hoặc giao kết hợp đồng. Nếu bên mua từ chối thực hiện hợp đồng thì sẽ phải trả tiền phạt cọc và đồng thơi không được nhận lại số tiền cọc ban đầu.

Trong trường hợp 2 bên không có thoả thuận về mức phạt trong hợp đồng ngay từ đầu thì mức phạt sẽ được áp dụng theo quy định của pháp luật là: Tài sản cọc sẽ thuộc về bên bán nếu bên mua từ chối thực hiện hợp đồng.

Truong trường hợp bên nhận cọc (bên bán) vi phạm hợp đồng

Trong trường hợp bên nhận cọc không thực hiện theo đúng hợp đồng thì bên đặt cọc có quyền khởi kiện để lấy lại toàn bộ tài sản đã đặt cọc và khoản tiền phạt cọc theo quy định. Cho nên nếu đã có thoả thuận trước đó về điều khoản phạt cọc thì cả 2 bên phải có nghĩa vụ tuân thủ đúng theo hợp đồng.

Như vậy là bài viết trên đã giải đáp cho quý bạn đọc một cách chi tiết nhất về thắc mắc hoàn cọc là sao và những quy định của pháp luật về vấn đề hoàn cọc. Nếu như các bạn còn có bất cứ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với New Real Estate để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng nhé!

5/5 - (31 bình chọn)

Các bài viết liên quan