Từ trước tới nay, chúng ta đều được chỉ rằng mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng bởi lẽ vị trí mặt trời mọc sẽ thay đổi theo các ngày trong năm. Vì vậy, trong bài viết này New Real Estate sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi mặt trời mọc ở hướng nào và cách xác định hướng mặt trời mọc.

Mặt trời mọc hướng nào
Chính xác thì mặt trời mọc ở hướng nào?

Tìm hiểu chi tiết mặt trời mọc hướng nào là đúng?

Khi nhắc đến câu hỏi này, người ta thường nghĩ ngay tới “Mặt trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây”. Tuy nhiên, liệu trong một năm đó, mặt trời chỉ có mọc ở phía Đông không? Theo các chuyên gia nghiên cứu mặt trời và trái đất luôn có sự chuyển động liên tục. Vì vậy, vị trí mà mặt trời mọc mỗi ngày cũng có sự khác nhau về tọa độ và hướng. Vậy mặt trời mọc cụ thể ở hướng nào?

Trên thực tế, trong một năm, mặt trời chỉ mọc duy nhất hai ngày vào hướng Đông, ngày đó thuộc xuân phân (thường rơi vào ngày 21 hoặc 22 tháng 3 mỗi năm) và thu phân (thường rơi vào ngày 21 đến 23 tháng 9). Còn ở những ngày khác, mặt trời thường mọc lệch về hướng Bắc hoặc hướng Nam của phía Đông. Cụ thể là vào những ngày hạ chí, mặt trời sẽ mọc chếch về phía Đông Bắc. Còn đến mùa đông, mặt trời sẽ mọc chếch về phía Nam một chút.

Phương pháp xác định hướng mặt trời mọc như thế nào?

Có bao nhiêu hướng tất cả khi xác định phương hướng?

Theo quy ước chung trên thế giới, chúng ta có 4 hướng chính là Đông-Tây-Nam-Bắc. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thêm 4 hướng phụ là Đông Bắc,Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam để giúp miêu tả rõ hơn về vị trí, tọa độ của vật thể nào đó. Không chỉ vậy, để chi tiết hơn nữa, chúng ta có thể chia 4 hướng chính thành 8 hướng sau: Bắc Tây Bắc, Bắc Đông Bắc, Nam Đông Nam, Nam Tây Nam, Đông Đông Bắc, Đông Đông Nam, Tây Tây Bắc, Tây Tây Nam.

Trên đây là cách chia hướng chi tiết nhất theo khoa học. Còn khi chia theo phong thủy, người ta sẽ có hướng Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch. Trong đó:

  • Đông Tứ Trạch bao gồm: Hướng Bắc, hướng Nam, hướng Đông và Đông Nam.
  • Tây Tứ Trạch bao gồm: Hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc.

Lý do nào khiến mặt trời luôn mọc ở hướng Đông?

Khi được hỏi mặt trời mọc hướng nào, người ta vẫn luôn thường nghĩ đến hướng Đông, vì sao lại như vậy? Sở dĩ mọi người có quan niệm như vậy là do họ thường nghĩ hướng mọc trời mọc dựa vào cách thức vận động và quỹ đạo vòng quay của trái đất từ Tây sang Đông.

Mặt nào của trái đất hướng về phía mặt trời sẽ là ban ngày, còn bị khuất bóng sẽ là ban đêm. Từ đó, dựa vào quy luật chuyển động của trái đất mà người ta thấy được hiện tượng mặt trời mọc ở phía Đông.

Mặt trời mọc hướng nào
Xác định hướng mặt trời mọc bằng cách nào là đúng?

Cách xác định phương hướng nhờ vào mặt trời mọc như thế nào?

Ngoài tìm hiểu các thông tin về mặt trời mọc ở hướng nào thì biết cách xác định phương hướng nhờ mặt trời cũng giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong cuộc sống. Cụ thể, bạn có thể tham khảo những phương pháp xác định hướng sau đây:

Xác định hướng bằng cách quan sát mặt trời mọc

Đây là phương pháp đơn giản và nhanh chóng nhất giúp bạn có thể xác định được phương hướng. Khi nhìn thấy mặt trời mọc, bạn liền biết ngay rằng hướng đó chính là hướng Đông. Tuy nhiên, như đã đề cập đến ở trên, bởi vì sự chuyển động của mặt trời nên nó không hoàn toàn mọc chính ở hướng Đông mà sẽ thay đổi theo chu kỳ xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí.

Theo bạn thì hướng mặt trời mọc ở Đông hay hướng nào khác?

Vào thời điểm xuân phân và thu phân, mặt trời sẽ mọc ở hướng Đông chính. Còn vào ngày hạ chí (21/6), mặt trời sẽ mọc chếch về phía Đông Bắc, đông chí (21,22/12) sẽ mọc chếch về phía Đông Nam. Do đó, nếu bị lạc trong rừng hoặc lênh đênh trên biển không thể xác định được phương hướng thì đây là một phương pháp cứu cánh cho bạn.

Sử dụng phương pháp Owen Doff

Owen Doff là một phương pháp xác định hướng bắt nguồn từ một phi công người Anh- Owen Doff. Phương pháp này sẽ dựa vào bóng của một chiếc gậy để tìm ra hướng. Đây là phương pháp đã được ông thử đi thử lại ở rất nhiều vị trí khác nhau trên trái đất (từ cực Bắc đến cực Nam) và rất nhiều thời điểm trong ngày (chỉ tính lúc có mặt trời). Cuối cùng, ông đã thu về lại một kết quả gần như chính xác tuyệt đối. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Sử dụng một cây gậy cắm vuông góc với mặt đất, đỉnh bóng ban đầu sẽ được gọi là T.

Bước 2: Sau 15 phút, bóng gậy sẽ có sự thay đổi, đỉnh bóng lúc này sẽ là Đ.

Bước 3: Nối hai điểm T và Đ lại với nhau, ta sẽ có đoạn thẳng TD chỉ hướng Đông Tây. T tương ứng với phía Tây còn Đ tương ứng với phía Đông.

Bước 4: Để xác định hướng Bắc và Nam, từ đường thẳng Đông Tây ta sẽ kẻ một đường thẳng vuông góc.

Dựa vào la bàn xác định phương hướng

La bàn là một công cụ đã quá quen thuộc với con người trong việc xác định phương hướng. Không chỉ giúp mọi người tìm được phương hướng khi bị lạc trong rừng mà la bàn còn có thể giúp mọi người xác định được hướng nào mặt trời mọc. Hiện nay, có rất nhiều loại la bàn mà mọi người có thể sử dụng, chẳng hạn như la bàn truyền thống, la bàn định vị hay với các điện thoại mới ngày nay đều tích hợp thêm tính năng la bàn.

Mặt trời mọc hướng nào
Xem tới đây chắc bạn đã biết rõ mặt trời mọc ở hướng nào rồi đúng không nè?

Xác định phương hướng dựa vào hướng gió

Nếu ngày hôm đó không thấy mặt trời, bạn có thể dựa vào quy luật hướng gió để xác định vị trí mặt trời mọc. Muốn biết gió thổi theo hướng nào, bạn có thể dựa vào cỏ cây ven đường, sóng trên mặt hồ hoặc những thứ bị gió tác động làm lung lay.

Ở Việt Nam chúng ta có 2 mùa gió chính là gió Đông Bắc thổi từ hướng Đông Bắc, xuất hiện vào tháng 10 năm nay cho tới tháng 4 năm sau. Và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 mỗi năm. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm đó là chúng ta khó xác định hướng khi không có gió hoặc chuyển mùa.

Như vậy, bài viết trên đây của New Real Estate đã giúp bạn giải đáp chi tiết nhất câu hỏi mặt trời mọc hướng nào. Hy vọng qua những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hướng mặt trời mọc, đồng thời có thêm được những kiến thức về cách xác định phương hướng vô cùng hữu ích cho bản thân.

5/5 - (12 bình chọn)

Các bài viết liên quan